Để có ngôi nhà thông minh đúng nghĩa và tiết kiệm chi phí

Nhà thông minh ngày nay đã không còn quá xa lạ tại Việt Nam. Thời buổi càng hiện đại thì lại càng cần đến nhà thông minh. Vậy để xây dựng một căn nhà thông minh đúng nghĩa mà tiết kiệm chi phí nhất thì chúng ta cần phải lưu ý những gì? Hãy cùng EuroSmart khám phá trong bài viết này nhé.

1. Thiết kế kiến trúc khi xây nhà thông minh

Thực tế, nhà thông minh cũng chẳng khác gì một ngôi nhà bình thường, trước khi xây dựng cần phải có bản vẽ kiến trúc của căn nhà. Do vậy, bạn nên tìm một kiến trúc sư để xử lý vấn đề này nhé.

Tuy nhiên bạn cần một vài lưu ý rằng cách hoạt động của nhà thông minh sẽ khác với căn nhà thường. Công năng sử dụng khác nhau nên phải thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

Vị trí lắp đặt thiết bị thông minh cũng được thể hiện trên bản vẽ này.

Ví dụ:

  • Bạn muốn có một căn phòng khách thoáng khi không cần dùng rèm cửa. Trong bản vẽ thiết kế bạn sẽ cần sử dụng vật liệu kính thay cho tường để đón ánh sáng.
  • Bạn muốn ban đêm nằm ở phòng khách như nằm ở ngoài trời ngàn sao. Thì thiết kế trần nhà sẽ là hệ thống đèn nhỏ li ti…
  • Vì lợi thế là xây nhà mới hoàn toàn nên việc bố trí công năng sử dụng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

2. Lựa chọn nội thất thông minh cho ngôi nhà

Việc sử dụng nội thất thông minh giúp căn nhà bạn đa dạng hơn về công năng, sử dụng được nhiều kịch bản khác nhau.

Nhờ thế mà bạn có thể biến hóa thành nhiều vật dụng khác nhau trên cùng một khu vực. Giúp bạn tiết kiệm được diện tích sử dụng.

Do đó, bên cạnh việc lắp đặt các thiết bị công nghệ cao vào ngôi nhà thì việc kết hợp với nội thất thông minh là vô cùng quan trọng và cần thiết.

3. Dựa vào diện tích ngôi nhà để có phương án phù hợp

Tùy theo diện tích ngôi nhà bạn nhỏ hay lớn, khoảng cách các phòng cách xa hay không? Để từ đó có thể đưa ra phương án lắp đặt thiết bị thông minh phù hợp nhất.

Giả sử diện tích nhà bạn không quá lớn thì giải pháp lắp đặt hệ thống nhà thông minh không dây sẽ là hợp lý nhất. Chúng kết nối với nhau qua Zigbee giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn lại không phải đục đẽo tường.

Đặc biệt, các thiết bị không dây này cũng dễ dàng thay đổi khi có hư hỏng. Tuy nhiên, nhược điểm của các thiết bị này cần hệ thống wifi mạnh để điều khiển từ xa. Các thiết bị nên gần modem wifi để có thể hoạt động tốt nhất.

4. Vị trí đặt các thiết bị thông minh trong nhà

Trong bản vẽ thiết kế nhà có 1 bản vẽ thể hiện sơ đồ bố trí các thiết bị điện. Bạn nên xem thật kĩ vị trí nào đặt thiết bị nào cho phù hợp nhé.

Bản vẽ này không phải ai cũng biết xem, nếu bạn không rành lắm thì có thể nhờ kỹ sư xem giúp.

Cuối cùng, bạn nên lưu ý đến đơn vị cung cấp thiết bị thông minh uy tín trên thị trường cho ngôi nhà thân yêu của mình nhé.

5. Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị cho nhà thông minh uy tín, chất lượng

Khi xây nhà thông minh mới đương nhiên chủ nhà rất muốn mọi thứ suôn sẻ. Tuy nhiên rất khó để có thể quan sát và nắm bắt tình hình xây dựng hết được.

Kể cả việc lắp đặt các thiết bị thông minh trong nhà, gia chủ cũng thường giao luôn cho đơn vị thi công tiến hành.

Vì vậy khi gia chủ nhận nhà rất khó để biết được các thiết bị lắp đặt trong nhà có đúng như thiết kế không? Sản phẩm có chính hãng không? Sử dụng tốt không? Có chế độ bảo hành gì không? Có vẻ nhiều việc nhỉ.

Đối với nhà thông minh thì thiết bị thông minh lắp đặt trong nhà là quan trọng nhất. Bạn nên tìm các công ty chuyên về giải pháp nhà thông minh để họ tư vấn và lắp đặt theo ý muốn của bạn.

Đừng nên sử dụng các thiết bị không rõ nguồn gốc, rất không an toàn.